06/10/2022 14:31

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

 

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Nhắc đến Tú Lệ của Yên Bái là nhắc tới một miền quê với phong cảnh hữu tình được vây quanh bởi ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong gọi là nếp tan Tú Lệ

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10, lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang tại Thung lũng lúa xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Người dân tộc Thái ở Yên Bái vẫn làm cốm theo cách truyền thống. Từ sớm tinh sương, bà con người Thái đã phải ra đồng lựa lúa. Những bông lúa nếp phải căng sữa, đủ độ chín mới được chọn làm cốm

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Khi mặt trời dần lên cao cũng là lúc các bàn tay cắt bông tạm nghỉ, nhanh chóng thu những bó lúa vừa cắt xong gùi về nhà để kịp làm những công đoạn tiếp theo

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Lúa gặt về phải chế biến ngay trong ngày. Những đôi chân nhịp nhàng, đôi tay thoăn thoắt khiến hạt nếp căng tròn nhanh chóng rời khỏi bông, nằm gọn dưới tấm bạt kê sẵn

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Sau đó, đem lúa nếp ngâm trong nước lạnh để loại bỏ những hạt lép. Hạt chắc, mẩy sẽ chìm xuống dưới, hạt lép sẽ nổi lên trên. Loại bỏ hết những hạt lúa không đảm bảo, người nông dân sẽ bắt đầu công đoạn mới

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Hạt lúa non phải được đem đi rang ngay để đảm bảo cốm khi ra lò vẫn giữ độ xanh ngon

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Theo dân bản, rang cốm là quan trọng nhất. Muốn cốm thơm ngon phải lựa chảo thật kỹ, bếp lò rang cốm phải dùng củi, nồi phải là nồi gang. Cốm được đảo đều trong lửa nhỏ, sao cho hạt lúa nóng đều nở bung trấu

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Bếp rang cũng được chuẩn bị công phu, chảo rang thường làm bằng gang đúc, khi rang để lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều, đợi nguội rồi mới đem đi giã. Có vậy, cốm mới giữ được độ mềm dẻo, thơm ngon mà không bị cháy

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Cốm sau khi rang được đổ ra, chờ nguội...

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Tiếp đến là công đoạn giã cốm được thực hiện đồng thời bởi hai người. Trong thôn bản, tiếng chày cối nhịp nhàng đang chuẩn bị cho ra lò những mẻ cốm Tú Lệ nức tiếng gần xa

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Một người nhịp chày, một người dùng đũa cả lớn đảo liên tiếp. Người giã phải nhịp đều chân, không được dùng lực quá mạnh hoặc quá nhẹ, người đảo phải phối hợp nhịp nhàng để cốm được giã đều

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Khi trấu đã nứt vỏ khỏi lúa, cốm sẽ được múc ra khỏi cối để sảy vỏ. Công đoạn này được lặp đi lặp lại cho đến khi hạt cốm dẹt đều, tròn và không còn vỏ trấu

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của lúa. Cốm ngon nhất lúc vừa làm xong. Hạt cốm dẻo quyện thơm và hậu vị có một chút đắng sau đó chuyển sang vị thanh và hơi ngọt

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Cốm được đánh giá đạt chuẩn khi hạt cốm có màu xanh đặc trưng, thơm mát hương nếp non, vị ngọt thanh và độ dẻo quánh. Giá cốm dao động từ 100 - 120 ngàn đồng/kg

Đến Mù Căng Chải, thưởng thức đặc sản của đồng bào người Thái

Sản phẩm cốm Tú Lệ đã góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, góp phần gìn giữ phong tục, tập quán, nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương

Ngọc Linh

     

Tags:

Mù Căng Chải

Tin cùng chuyên mục