Định luật 2 - 8 là gì, vì sao được thế giới áp dụng để dạy con?
Trong cộng đồng giáo dục Hoa Kỳ, lời phê bình được định nghĩa là “constructive feedback”, tạm dịch là “phản hồi mang tính xây dựng”. Nói cách khác, phê bình con cái là một loại phản hồi, phản hồi đối với hành vi và thành tích của trẻ. Những lời phê bình đúng đắn phải mang tính xây dựng và phải hữu ích, có lợi cho trẻ.
Ngược lại, nếu lời nói của cha mẹ mang tính đả kích, phủ nhận sẽ làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ. Từ đó chúng sẽ làm ngược lại những gì cha mẹ khuyên để khẳng định bản thân, dù biết đó là hành vi không tốt.
Ảnh minh họa.
Theo Giáo sư Jia Rongtao, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm Bắc Kinh, khi trẻ mắc lỗi thay vì trách mắng, cha mẹ có thể áp dụng định luật 2-8 để giúp trẻ tự nhận thức được lỗi lầm của bản thân và sửa chữa kịp thời.
2 phần đạo lý, 8 phần cảm thông
Giáo sư Jia Rongtao chia sẻ nhiều năm trước con trai ông đi xe điện tông phải một đứa trẻ. Dù chỉ là vết thương ngoài da, không nghiêm trọng nhưng cũng khiến ông phải tốn hàng nghìn USD tiền khám và chi phí y tế.
Khi đó cậu con trai không dám về nhà vì sợ hãi. Lúc này, ông không chỉ trích hay phê bình con mà tỏ ra thông cảm: “Cha rất hiểu tâm trạng bây giờ của con, cha biết con không cố ý. Ai lại muốn đi chuốc phiền phức về cho gia đình chứ, có đúng không?”.
Sau khi động viên con, người cha còn giúp cậu bé mang xe đi sửa. Thấy bố hiểu và chấp nhận sai lầm của mình, cậu con trai bắt đầu suy nghĩ về những việc bản thân gây ra. "Nếu con lái xe chậm hơn có thể tai nạn đã không xảy ra", cậu bé nói với bố.
Lúc này Jia Rongtao mới bắt đầu nói ra những lời răn dạy của mình, nói cho con trai đủ thứ kiến thức về an toàn giao thông, lần này cậu con trai rất chăm chú lắng nghe.
Theo vị giáo sư tâm lý, nhiều khi không phải trẻ không vâng lời mà cha mẹ cần cho trẻ sự đồng cảm trước khi dạy dỗ. Lời nói gay gắt sẽ không thể giải quyết vấn đề, chỉ có thái độ mềm mỏng mới có thể đưa lời nói đi sâu vào trái tim trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa.2 phần phê bình, 8 phần khen ngợi
Nhà giáo dục học nổi tiếng Trung Quốc Liu Chenglian kể về tình huống từng gặp trong những lần tham vấn học đường.
Có một bé gái, do phần lớn thời gian đều tập trung vào làm đẹp, ăn mặc nên thành tích học tập đã sa sút, khiến cho người mẹ rất lo lắng.
Một ngày nọ, người mẹ thấy con gái mình mất nửa tiếng để chọn quần áo mặc, nên bà đã nói: “Mỗi ngày chuẩn bị thật xinh xắn để đi đến trường, tâm trạng cũng tốt hơn nhiều có đúng không!”
Không bị chỉ trích, con gái rất vui khi nghe điều này từ mẹ. Nhận thấy thái độ tiếp nhận từ con, người mẹ nói tiếp: "Sẽ tốt hơn nếu con có thể hoàn thành bài tập về nhà đẹp đẽ như cách con trang điểm. Mẹ tin rằng việc đó không gì khó khăn với con, phải không?" Cô bé vui vẻ gật đầu, từ đó chăm chỉ học tập hơn.
Phương pháp được người mẹ này sử dụng chính là “hiệu ứng Sandwich” trong tâm lý học. Theo đó, nội dung phê bình được "kẹp" giữa hai lời khen ngợi. Khi đưa ra ý kiến dựa trên lời khen ngợi, trẻ sẽ cảm thấy mình có thiện ý, sẵn sàng tiếp thu những lời phê bình và sửa chữa những thiếu sót của bản thân hơn.
Ảnh minh họa.2 phần yêu cầu, 8 phần sẻ chia
Nhà giáo dục học Liu Chenglian cũng chia sẻ thêm câu chuyện của một người bạn. Gần đây, người này phát hiện trong cặp sách cậu con trai lớp 5 có nhiều thư tình. Biết con trai yêu sớm nhưng người cha không trực tiếp truy hỏi mà chọn thời điểm khi cả hai cảm thấy vui vẻ nhất để nói chuyện với nhau.
Người cha chia sẻ, hồi bằng tuổi con trai cũng thích một bạn gái nhưng vì không có khả năng vun vén đoạn tình cảm này nên âm thầm giữ tình cảm này trong lòng. Đến khi thi đỗ đại học, người cha mới tỏ tình và sau khi có việc làm ổn định mới nghĩ tới việc kết hôn. Bạn gái mà người cha kể chính là mẹ cậu bé.
Từ đầu đến cuối, người cha không hề nhắc một lời nào về bức thư tình trong tủ của con trai mà khéo léo đưa ra lời khuyên cho con trai cách giải quyết sự việc.
"Chia sẻ kinh nghiệm của chính bố mẹ với con cái là chìa khóa để mở rộng trái tim trẻ. Vì trẻ không thích nghe theo mệnh lệnh hoặc những gợi ý cứng nhắc nên những câu chuyện thực tế có thể hướng dẫn trẻ cách chúng đi đúng hướng.”, ông Liu Chenglian chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Theo nhà giáo dục Liu Chenglian, làm cha mẹ là một sự thực hành, nuôi dạy con cái chính là tu dưỡng bản thân. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, không thể tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và cư xử không đúng. Điều cha mẹ cần làm không phải là dùng những lời lẽ gay gắt để phê bình con cái, buộc trẻ thừa nhận lỗi lầm của mình mà hãy để trẻ học cách biết tự kiểm điểm. Để trẻ chủ động, tự giác thay đổi sẽ triệt để và hiệu quả hơn những lời cha mẹ nói dù có lý đến mấy.
"Một đứa trẻ được tắm trong tình yêu thương và sự chấp nhận từ cha mẹ mới có thể phát triển sức mạnh nội tại và lòng dũng cảm khi lớn lên", chuyên gia này khẳng định.
Phương Anh (Theo Aboluowang)
Tags:phê bình con
cách phê bình con cái
dạy con cách nhận lỗi
nuôi con thành công
Tin cùng chuyên mục
Mẹ đẻ H'Hen Niê hiếm hoi lộ diện sau khi con gái kết hôn
GĐXH - Mẹ đẻ của H'Hen Niê xuất hiện cùng con gái mới đây đã gây chú ý vì diện áo dài truyền thống thay vì trang phục truyền thống Ê đê như mọi lần.
Á hậu Lê Phương Thảo bị tố mập mờ chuyện học ở Đại học Harvard
Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022 - Lê Phương Thảo - gây ồn ào sau khi khoe thông tin được nhận vào Đại học Harvard. Nhiều người cho biết cô chỉ đang theo học tại một trong 12 trường cấp bằng của Đại học Harvard.
Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M
Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M-TP, Isaac, Hoàng Dũng, Orange “cháy vé”
Cuộc gặp gỡ định mệnh của cặp đôi phi công Việt
Một trong những câu chuyện đẹp ấy là cặp đôi phi công của Vietnam Airlines Đỗ Minh Đức (sinh năm 1988) và Ngô Gia Hân (sinh năm 1998). Họ đã cùng nhau viết nên hành trình yêu thương, cùng nhau chia sẻ niềm đam mê với bầu trời và những chuyến bay.
Hoa hậu Đại sứ doanh nhân toàn năng Châu Á Phạm Thị Cúc: Tình yêu khiến ai cũng phải trẻ lại
Ai cũng biết cặp doanh nhân nổi tiếng xứ Thanh Phạm Thị Cúc và ông chủ của thương hiệu Vàng bạc đá quý Quang Hiểu đã hạnh phúc bên nhau gần 3 thập kỷ. Cuộc sống có những lúc thăng trầm, cũng có khi mệt mỏi, nhưng điều còn đọng lại là những thấu hiểu, trân trọng và nâng niu lẫn nhau.
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Sau khi kết hôn, tôi chuyển đến căn hộ chúng tôi đã thuê và trang bị nội thất. Chồng tôi và mẹ anh đã sống ở đó 3 tháng trước khi tôi về. Tôi đã lường trước những khó khăn ban đầu nhưng vẫn nghĩ rằng chúng tôi sẽ sống vui vẻ như 3 người trưởng thành. Tôi không biết niềm tin của mình sắp bị thử thách.