17/06/2023 16:16

Nghịch lý thế hệ học thức nhưng ăn bám cha mẹ ở Hàn Quốc

Nhiều người trẻ thuộc thế hệ MZ ở Hàn Quốc có học vấn cao, mức lương tốt nhưng với họ giấc mơ mua được nhà riêng quá xa vời.

Nghịch lý thế hệ học thức nhưng ăn bám cha mẹ ở Hàn Quốc

Ở tuổi 28, Kwon Joonyeop là hình mẫu lý tưởng mà hầu hết thanh thiếu niên Hàn Quốc muốn trở thành.

Kwon tốt nghiệp vào năm 2022 tại Đại học Yonsei, một trường đại học hàng đầu, lấy bằng kép về giáo dục thể chất và hành chính công. Anh sống ở Gangnam - trung tâm hào nhoáng bậc nhất của Seoul - trong một căn hộ 4 phòng mà gia đình anh đã sở hữu qua nhiều thế hệ.

Anh chàng 28 tuổi làm việc với tư cách nhà phân tích dữ liệu tại một công ty công nghệ đa quốc gia. Ở Hàn Quốc, công việc văn phòng ổn định như của anh được coi là chìa khóa để có một cuộc sống tốt đẹp.

Nhưng giống hầu hết thanh niên trẻ ở Hàn Quốc, Kwon vẫn sống cùng nhà với bố mẹ. Dù kiếm được nhiều tiền hơn mức trung bình quốc gia, anh thậm chí không nghĩ đến việc mua nhà riêng trong 10 năm tới. Nếu tiết kiệm đủ, anh có thể mua một chiếc ôtô.

"Cảm giác hơi vô vọng", Kwon nói.

Kwon thuộc Thế hệ MZ, một thuật ngữ chung cho thế hệ Millennials và Gen Z. Thế hệ MZ, những người sinh trong khoảng năm 1980 đến 2005, chiếm gần 1/3 dân số Hàn Quốc.

Họ tạo nên thế hệ có học thức cao nhất của nước này, nhưng đồng thời luôn sống trong nỗi lo lắng về tài chính. Những người trẻ như Hong thấy mục tiêu cuộc sống ngày càng xa vời khi giá nhà đất, chi phí sinh hoạt cao kỷ lục.

Nhiều thanh niên Hàn Quốc đang tự gọi mình bằng biệt danh "bộ lạc kangaroo" - ám chỉ những con chuột túi con, ở trong chiếc túi của kangaroo mẹ rất lâu - khi phần lớn những người chưa lập gia đình đều sống chung với bố mẹ vì giá nhà ở đắt đỏ.

Nghịch lý thế hệ học thức nhưng ăn bám cha mẹ ở Hàn Quốc

Kwon đang sống chung nhà với bố mẹ. Dù có mức lương cao, anh không mơ mua được nhà trong 10 năm tới.

Thế hệ bất an, sống cùng cha mẹ

Hong Seo-yoon (36 tuổi) quản lý một tổ chức phi lợi nhuận vì quyền của người khuyết tật ở Hàn Quốc và điều hành các lớp vận động chính sách tại Đại học Quốc gia Seoul trong thời gian rảnh rỗi với mức lương khoảng

3.700 USD/tháng.

Cô đã làm việc với tư cách là người dẫn chương trình tại Hệ thống phát thanh truyền hình Hàn Quốc và là người sáng lập nhiều tổ chức phi chính phủ.

Hong cũng là thành viên hội đồng quản trị của một số tổ chức phi lợi nhuận của Hàn Quốc về hỗ trợ người khuyết tật.

Cô đã dành tiền tiết kiệm cả đời và vay một khoản lớn để mua ngôi nhà đầu tiên của mình ở Seoul - căn hộ rộng 600 m2 được xây cách đây 30 năm - với giá

300.000 USD

vào năm 2019.

Nhưng với mức lương hiện tại và lãi suất thế chấp chồng chất, Hong nói với Insider rằng cô rất lo lắng về tương lai tài chính của mình.

Theo dữ liệu từ Statistics Korea, cơ quan điều tra dân số của chính phủ, chỉ 12,7% thế hệ MZ độc thân và 36,6% MZ là cặp vợ chồng đã kết hôn là chủ nhà. Để so sánh, 47,8% thế hệ Millennials ở Mỹ sở hữu nhà, theo phân tích dữ liệu Điều tra dân số năm 2020 theo Danh sách căn hộ.

Điều đó không có nghĩa người trẻ Hàn Quốc không muốn sở hữu nhà. Một cuộc khảo sát năm 2020 với 2.889 thanh niên ở độ tuổi 20 cho thấy gần 95% cho rằng việc mua nhà là điều cần thiết.

Nghịch lý thế hệ học thức nhưng ăn bám cha mẹ ở Hàn Quốc

Không mua nổi nhà, nhiều người trẻ chi tiền cho mua sắm và làm đẹp. Ảnh: Reuters.

Kwon, với tư cách một nhà phân tích dữ liệu, nói rằng sở hữu bất động sản được coi là dấu hiệu của địa vị đối với hầu hết người Hàn Quốc. Nhưng với thu nhập

60.000 USD

/năm, anh không biết mình có bao giờ mua được nhà riêng hay không.

Anh tiết kiệm được 70% thu nhập của mình nhờ sống với bố mẹ. "Nếu có một giới hạn nào đó, thì chắc tôi sẽ chuyển ra thuê một nơi ở khác nếu chưa kết hôn vào năm 35, 36 tuổi", Kwon nói.

Giá bán nhà trung bình ở Seoul là

876.215 USD

vào năm 2022, so với mức lương trung bình từ 26.600 đến

37.660 USD

/năm người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 25 đến 39

Với chi phí nhà ở và lãi suất ngân hàng tăng cao, nhiều thanh niên và người chưa lập gia đình không có đủ tiền để xem xét nghiêm túc việc sở hữu nhà. Thời báo Tài chính Hàn Quốc báo cáo rằng các hộ gia đình có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được 2,6% số nhà ở Seoul.

Đối với Hong, giá thuê nhà quá cao đã khiến cô quyết định mua căn hộ của mình bằng một khoản vay. "Tôi rất sợ chủ nhà sẽ liên tục tăng giá thuê", cô nói.

Hội chứng tấm vé vàng

Ở Hàn Quốc, học phí đại học trung bình khoảng

5.000 USD

/năm. Eyal Victor Mamou, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Hàn Quốc Koisra, nói với Insider rằng chưa đến 30% sinh viên Hàn Quốc đang chi trả học phí bằng các khoản vay sinh viên.

Chi phí đại học ở nước này tương đối rẻ và có 70% người thuộc thế hệ Millennials có bằng đại học.

Nhưng mặt bằng học vấn cao đã kéo theo một nhược điểm: Nhiều người thuộc thế hệ Millennials bị đánh giá là vượt tiêu chuẩn cho thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc cao gần gấp đôi Mỹ.

Tính đến tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 20 đến 29 tuổi ở Hàn Quốc là 7%, theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc.

Để so sánh, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đối với những người từ 25 đến 34 tuổi là 3,9% trong cùng tháng, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.

Sang Kim, giám đốc truyền thông tại Viện Kinh tế Hàn Quốc, nói với Insider rằng thị trường lao động trong nước không có đủ việc làm lương cao cho những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp.

"Trước đây, mọi người ganh đua chỉ để vào được các trường đại học danh tiếng, nơi đảm bảo những công việc danh giá. Nhưng ngày nay, thực tế là ngay cả khi có bằng cấp từ các trường hàng đầu, họ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc chất lượng cao như mong muốn", Kim nói.

Nghịch lý thế hệ học thức nhưng ăn bám cha mẹ ở Hàn Quốc

Park Min-Jun (25 tuổi) học lên cao với mong muốn có công việc lương cao và vẫn nhận tiền hỗ trợ từ cha mẹ.

Niềm tin rằng được nhận vào đại học đảm bảo thành công phổ biến ở Hàn Quốc đến mức nó được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, một quan sát viên của Liên hợp quốc, mệnh danh là "hội chứng tấm vé vàng".

Park Min-Jun (25 tuổi) đang theo học thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul. Anh thuê một căn hộ studio với giá

6.000 USD

/năm, và học phí là

5.400 USD

/năm. Cha mẹ anh đang sống tại Busan, thành phố lớn thứ hai đất nước, và hỗ trợ anh một phần chi phí.

Hầu hết bạn bè cùng trường của anh đều nhận tiền từ cha mẹ để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt.

"Vấn đề sinh viên vay nợ ở Hàn Quốc không nghiêm trọng như ở Mỹ, nơi hầu hết sinh viên tốt nghiệp đại học phải bắt đầu cuộc sống sau đại học với một khoản nợ nặng nề", Kim Seong-kon, giáo sư danh dự về nghiên cứu văn hóa tại ĐH Quốc gia Seoul, nói với Insider.

Park kiếm được khoảng

1.100 USD

/tháng với việc làm phục vụ ở nhà hàng thịt nướng và dạy kèm sinh viên đại học hoặc làm trợ lý nghiên cứu.

Sau khi chi cho các khoản thiết yếu, anh còn dư tiền để thỉnh thoảng đi du lịch tới các địa điểm nghỉ mát gần đó như đảo Jeju, chỉ cách Seoul một chuyến bay ngắn.

Theo thống kê ở Hàn Quốc, những người có bằng sau đại học kiếm được trung bình

53.700 USD/năm.

Park đang theo học bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế. Anh đã chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng nếu không thể tìm được việc làm với mức lương mong muốn - từ 30.000 đến

40.000 USD

/năm - và có kế hoạch học lên tiến sĩ.

Nghịch lý thế hệ học thức nhưng ăn bám cha mẹ ở Hàn Quốc

Thuê ô tô của người yêu cũ rồi lái xe vượt đèn đỏ để trả thù tình

GĐXH - Cả 2 người đã thuê một chiếc ô tô Audi và từng 49 lần lái xe vượt đèn đỏ giao thông. Đáng nói, chiếc ô tô đi thuê lại thuộc sở hữu của người đàn ông từng là bạn trai cũ của cô gái.

Tags:

ăn bám cha mẹ

hình mẫu lý tưởng

thanh thiếu niên

Tin cùng chuyên mục