Người thứ ba trên thế giới khỏi HIV sau khi ghép tế bào
Cơ thể bệnh nhân Dusseldorf không còn virus HIV và trở thành người thứ 3 trên thế giới được chữa khỏi căn bệnh này. Nguồn: Shutter Stock
Người đàn ông trên sống ở thành phố Dusseldorf (Đức) nên được các nhà khoa học gọi là bệnh nhân Dusseldorf. Bệnh nhân 56 tuổi này được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2008, sau đó 3 năm mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính, một dạng ung thư máu nguy hiểm đến tính mạng.
Vào năm 2013, bệnh nhân này được cấy ghép tủy xương bằng cách sử dụng tế bào gốc từ một người hiến tặng là nữ có đột biến gen CCR5 hiếm gặp. Đột biến đã được tìm thấy để ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào.
Bệnh nhân Duesseldorf sau đó đã ngừng điều trị bằng thuốc kháng virus HIV vào năm 2018. Bốn năm sau, xét nghiệm nhất quán không tìm thấy dấu vết của HIV quay trở lại trong cơ thể.
Hai trường hợp khác bị cả HIV và ung thư, đã được chữa khỏi nhờ phương pháp tương tự. Thông tin này được đăng trên một tạp chí khoa học uy tín. Giờ đây, chi tiết về quá trình chữa khỏi bệnh của bệnh nhân Duesseldorf đã được tiết lộ trên tạp chí Y học Tự nhiên.
Nghiên cứu cho biết “trường hợp thứ ba chữa khỏi HIV này” cung cấp “những hiểu biết sâu sắc có giá trị, được kỳ vọng sẽ định hướng cho các phác đồ chữa bệnh trong tương lai”.
Sự phục hồi của thêm hai người nhiễm HIV và ung thư ở Mỹ, đã được công bố tại các hội nghị khoa học khác nhau vào năm 2022, mặc dù nghiên cứu về những trường hợp đó vẫn chưa được công bố.
Mặc dù phương pháp chữa khỏi HIV đã được tìm kiếm từ lâu, nhưng việc cấy ghép tủy xương trong những trường hợp này là phương pháp rất khó và nguy hiểm, khiến nó chỉ phù hợp với một số ít bệnh nhân mắc cả HIV và ung thư máu. Tìm một người hiến tủy xương có đột biến CCR5 hiếm gặp cũng có thể là một thách thức lớn.
Một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Asier Saez-Cirion của Viện Pasteur Pháp, cho biết trong quá trình cấy ghép, “các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được thay thế hoàn toàn bằng tế bào của người hiến tặng, điều này khiến phần lớn các tế bào bị nhiễm bệnh có thể biến mất”.
Tags:AIDS
kẻ thứ ba
CCR5
tế bào
tế bào gốc
cấy ghép
bệnh bạch cầu
Düsseldorf
ghép tủy
Shutter Stock
Viện Pasteur Pháp
chữa
ung thư máu
hiến tặng
nhiễm hiv
bệnh nhân
cấy
bạch cầu
tủy
đột
Tin cùng chuyên mục
Mẹ đẻ H'Hen Niê hiếm hoi lộ diện sau khi con gái kết hôn
GĐXH - Mẹ đẻ của H'Hen Niê xuất hiện cùng con gái mới đây đã gây chú ý vì diện áo dài truyền thống thay vì trang phục truyền thống Ê đê như mọi lần.
Á hậu Lê Phương Thảo bị tố mập mờ chuyện học ở Đại học Harvard
Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022 - Lê Phương Thảo - gây ồn ào sau khi khoe thông tin được nhận vào Đại học Harvard. Nhiều người cho biết cô chỉ đang theo học tại một trong 12 trường cấp bằng của Đại học Harvard.
Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M
Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M-TP, Isaac, Hoàng Dũng, Orange “cháy vé”
Cuộc gặp gỡ định mệnh của cặp đôi phi công Việt
Một trong những câu chuyện đẹp ấy là cặp đôi phi công của Vietnam Airlines Đỗ Minh Đức (sinh năm 1988) và Ngô Gia Hân (sinh năm 1998). Họ đã cùng nhau viết nên hành trình yêu thương, cùng nhau chia sẻ niềm đam mê với bầu trời và những chuyến bay.
Hoa hậu Đại sứ doanh nhân toàn năng Châu Á Phạm Thị Cúc: Tình yêu khiến ai cũng phải trẻ lại
Ai cũng biết cặp doanh nhân nổi tiếng xứ Thanh Phạm Thị Cúc và ông chủ của thương hiệu Vàng bạc đá quý Quang Hiểu đã hạnh phúc bên nhau gần 3 thập kỷ. Cuộc sống có những lúc thăng trầm, cũng có khi mệt mỏi, nhưng điều còn đọng lại là những thấu hiểu, trân trọng và nâng niu lẫn nhau.
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Sau khi kết hôn, tôi chuyển đến căn hộ chúng tôi đã thuê và trang bị nội thất. Chồng tôi và mẹ anh đã sống ở đó 3 tháng trước khi tôi về. Tôi đã lường trước những khó khăn ban đầu nhưng vẫn nghĩ rằng chúng tôi sẽ sống vui vẻ như 3 người trưởng thành. Tôi không biết niềm tin của mình sắp bị thử thách.