Những mũi tiêm chủng quan trọng bảo vệ sức khỏe cả đời của bé
Tiêm vắc-xin là một bước quan trọng trong việcbảo vệ những đối tượng dễ bị mắc bệnh như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mãn tính và người có hệ miễn dịch yếu. Cùng tìm hiểu thông tin vềnhững mũi tiêm chủng quan trọngbảo vệ sức khỏe cả đời của bé.
1. Vắc xin ngừa Viêm gan B
Bệnh viêm gan do siêu virus viêm gan gây ra, siêu virus này có thể tồn tại rất lâu trong máu và các dịch sinh học. Virus viêm gan có 4 loại: HAV, HBV, HCV, HDV, HEV; trong đó HAV, HDV lây qua đường ăn uống, còn lại là lây qua đường máu. Ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B rất cao. Những trẻ được sinh ra từ mẹ đã bị viêm gan B thì cần tiêm huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
Trẻ em (< 19 tuổi): gồm 03 mũi tiêm vào các tháng 0, 1, 2 và nên nhắc lại vào tháng thứ 12 hoặc tiêm vào các tháng 0,1,6 và không cần tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm. Liều dùng: 10 mcg/0.5ml.
2. Vắc xinbạch hầu, ho gà, uốn ván
Vắc xin DTaP giúp bảo vệ con bạn khỏi 3 loại bệnh khá nguy hiểm là bạch hầu, uốn ván và ho gà. Bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng (do vi khuẩn) gây ra sốt, yếu người và đau họng. Uốn ván là một tình trạng nhiễm trùng (do vi trùng uốn ván) gây ra tình trạng co thắt cơ nặng nề và đau đớn, làm co giật và liệt người. Ho gà là một tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn rất dễ lây, và là một trong số những căn bệnh thời thơ ấu có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.
Tại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ,3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
3. Vắc xin phối hợp Sởi, Quai bị, Rubelle (MMR)
Vắc-xin MMR II là vắc-xin phối hợp sởi-quai bị-rubella, có bản chất là vắc-xin chứa virus sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa cả 3 bệnh làsởi,quai bịvàrubellabằng cách tạo kháng thể chống lại virus.
Tại Việt Nam, hàng năm vẫn xảy ra dịch sởi, mũi sởi đơn được tiêm khi trẻ được 9 tháng, cân nhắc có thể tiêm sởi đơn trong khoảng thời gian 6-12 tháng tuổi. Những trẻ này có thể không đáp ứng với các thành phần củavắc-xinMMR II. Chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả củavắc-xinngừa quai bị và rubella ở trẻ dưới 12 tháng. Do vậy trẻ đã tiêm mũi sởi đơn trước 12 tháng tuổi, nên tiêm liều MMR II lúc trẻ 15 tháng.
Nếu vì lý do nào đó, trước 12 tháng tuổi trẻ chưa được tiêm mũi sởi đơn, thì 12 tháng tiêm cho trẻ mũi MMR II, đến 6 tháng sau tiêm cho trẻ mũi sởi đơn và tiêm mũi MMR II nhắc khi trẻ 4-6 tuổi.
4. Vắc xin ngăn ngừa Thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. Có 2 loạivắc-xin thủy đậuđang được sử dụng hiện nay là: Vắc-xin Varivax: Do hãng Merck Sharp & Dohme, Hoa Kỳ sản xuất và được tiêm 2 liều 0.5mL/liều, mỗi liều cách nhau 4 - 8 tuần và vắc-xin Varicella: Do hãng Green Cross, Hàn Quốc sản xuất và được tiêm 1 liều 0.5mL duy nhất.
Trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng, và nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.
5. Vắc xin Haemiphilus cúm B (Hib)
Vi khuẩn Hibgây ra nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng huyết và viêm màng não với các biểu hiện khác nhau tùy vào cơ quan bị tổn thương. Mức độ nhiễm trùng dovi khuẩn Hibgây ra có thể diễn tiến rất nghiêm trọng. Ví dụ, viêm màng não do Hib gây tổn thương não hoặc giảm thính lực ở 1 trong 5 trẻ em sống sót sau đó.Viêm phổi do Hibcó thể khiến trẻ nhanh chóng suy hô hấp và nguy kịch tính mạng.
Thời điểm tiêm thích hợp nhất là khi trẻ ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi.6. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)
Vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp còn được gọi là PCV13, giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi 13 loại vi khuẩn, gây ra các tình trạng xáo trộn sức khỏe ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, và thậm chí tử vong. PCV13 cần được tiêm 4 mũi, khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi. Khi tiêm loạivắc-xinnày, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như buồn ngủ, sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ và khó chịu.
7. Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm
Vắc-xin phòng bệnh cúm thường được tiêm vào các mùa thu trong năm. Các bà mẹ được khuyến nghị, nên tiêm loạivắc-xinnày cho con ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi tiêm, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như đau nhức, tấy đỏ, sưng tại vết tiêm hoặc sốt nhẹ.
8. Vắc xin phòng ngừa vi rút Rota (RV)
Virus Rota (RV) là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở các bé sơ sinh. Lịch tiêm của vắc xin này là 2 ống, lần lượt khi con được 2 tháng và 4 tháng tuổi. Loại thuốc này được sản xuất ở dạng lỏng dùng để uống. Liều uống đầu tiên mẹ nhất định phải cho con uống chậm nhất là trước 14 tuần tuổi 6 ngày, chỉ cần bước sang tuần thứ 15 thôi là loại vắc xin này sẽ không còn tác dụng nữa. Khi cho con uống thuốc phòng virus Rota, trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.
9. Vắc xin phòng ngừa Viêm gan A
Vi rút viêm gan A có thể xâm nhập vào trẻ từ đồ ăn hay thức uống bị ô nhiễm. Bệnh sẽ gây tổn hại gan với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Vì thế khi con được 12 đến 23 tháng tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.
10. Vắc xin phòng ngừa Ung thư cổ tử cung
Vắc xin Gardasil (Mỹ)phòng bệnh ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV, được chỉ định dành cho trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.
Tags:
tiêm chủng cho bé
Tin cùng chuyên mục