Phương pháp điều trị khô môi tại nhà
Môi có thể dễ bị tổn thương do các thói quen sinh hoạt và yếu tố môi trường như:
- Mất nước: Việc cung cấp đủ nước rất quan trọng đối với cơ thể, sức khỏe làn da, bao gồm cả môi. Mất nước là nguyên nhân dẫn đến khô môi.
- Không khí khô: Không khí khô dễ làm môi bị nứt nẻ. Điều này cho thấy rằng vào mùa đông, khi độ ẩm trong không khí thấp hơn mùa hè, nên môi dễ bị khô và nứt nẻ hơn.
- Liếm môi: Mặc dù liếm môi có thể tạm thời làm giảm tình trạng khô môi, nhưng thói quen này lại có tác dụng ngược lại. Enzyme trong nước bọt, có tác dụng phân hủy thức ăn, có thể gây kích ứng môi, gây nứt nẻ và khô môi.
Khô môi xảy ra rất phổ biến, gây cảm giác khó chịu.
- Dị ứng: Các sản phẩm bạn sử dụng trên hoặc gần môi, chẳng hạn như son dưỡng môi hoặc kem đánh răng, có thể chứa các thành phần gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm bong tróc, ngứa và nóng rát trên môi và xung quanh miệng.
- Dùng thuốc: Một số thuốc như dẫn xuất vitamin A (isotretinoin uống) dùng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng, có thể gây nứt nẻ cho môi. Các loại thuốc khác có thể khiến da dễ bị mất nước hơn, có thể làm khô môi như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, thuốc trị đái tháo đường, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn beta và statin.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc - chủ yếu là thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc điều trị huyết áp cao - gây khô miệng, có thể dẫn đến khô môi.
2. Khắc phục khô môi tại nhà như thế nào?
Dưới đây là một số cách điều trị môi khô tại nhà:
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước trong ngày và ăn các loại thực phẩm như trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao để giữ đủ nước cho cơ thể là một giải pháp tốt phòng ngừa và khắc phục khô môi. Nên uống từ 2-2,5 lít nước/ngày, từ đồ uống và thực phẩm giàu nước.
Việc cung cấp đủ nước rất quan trọng đối với cơ thể, sức khỏe làn da, bao gồm cả môi.
- Thoa sản phẩm dưỡng môi: Có nhiều loại son dưỡng môi bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, một số loại son dưỡng có chứa thành phần có thể gây kích ứng cho môi gây nứt nẻ, bao gồm long não, khuynh diệp, lanolin và menthol. Do đó, nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không có mùi thơm và không có nhiều thành phần bổ sung…
- Sử dụng kem chống nắng SPF cho môi khi ra ngoài trời: Môi khô, nứt nẻ có thể dễ bị cháy nắng hơn. Vì vậy, hãy bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng son dưỡng có SPF 30 hoặc cao hơn trước khi ra ngoài trời, ngay cả vào mùa đông.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà: Không khí khô có thể ảnh hưởng đến môi của bạn. Hãy cân nhắc đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, đặc biệt là vào mùa đông. Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí trong khi bạn ngủ, giúp da và môi của bạn luôn đủ nước.
- Tránh liếm môi: Liếm môi tạo cảm giác dễ chịu ngay lúc đó, nhưng nó sẽ kéo dài vấn đề khô môi.
Đẹp+Bổ sung vitamin và khoáng chất làm đẹp da thế nào cho an toàn?Theo Sức khỏe đời sống
Tags:khô môi
điều trị khô môi
Tin cùng chuyên mục