Quy tắc 7
Quy tắc 7 phần học tập – 3 phần tự do
Có nhiều đứa trẻ cả ngày vùi đầu vào sách vở, hết đi học trên lớp lại đi học thêm. Những đứa trẻ này thường không được tung tăng bay nhảy, trải nghiệm cuộc sống như các bạn.
Là cha mẹ, bạn đừng cố chấp ép con học hành bằng mọi giác, buộc con phát triển trí tuệ một cách mù quáng. Thay vào đó, chỉ cần cho con học tập 7 phần là đủ, trừ lại 3 phần không gian để con cái được tự do.
Trẻ cần một khoảng thời gian sống tự do theo ý thích, để trẻ vui chơi, trau dồi khả năng sống độc lập, hình thành kỹ năng và phát triển trí tuệ, cảm xúc thông qua các hoạt động khác trong cuộc sống, phát huy và vận dụng trí tưởng tượng đối với môi trường thiên nhiên, thực hành phát triển óc sáng tạo trong trải nghiệm thực tế.
Nhìn chung, vừa cho con học, vừa để con chơi chính là giáo dục con một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
Quy tắc 7 phần giúp đỡ - 3 phần tự túc
Có nhiều đứa trẻ dù lớn nhưng vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, sống ỷ lại và lười biếng. Nhưng cũng có những đứa trẻ chủ động, tự giác, biết làm nhiều việc. Điều này là do sự khác biệt trong cách nuôi dạy của cha mẹ.
Lúc trẻ còn nhỏ, chúng cần tình yêu thương của cha mẹ nhiều hơn vậy nên cha mẹ cần dành 7 phần cho sự giúp đỡ, chăm sóc và 3 phần còn lại phải để con tự lập.
Nhưng cha mẹ chỉ có thể nuôi dưỡng con cái, cho đi học và cùng con lớn lên đến tuổi thành niên. Còn con đường phía trước trẻ bước đi ra sao và có thể đạt được thành tựu thế nào lại là điều phụ thuộc vào sự tự giác của chính đứa trẻ đó.
Cha mẹ không thể giúp đỡ con cái 100% mà quên đi việc con phải tự làm, tự vượt qua khó khăn hàng ngày. Sự tự kỷ luật là một tính cách nền tảng đối với người trưởng thành. Khi trở thành người lớn, trẻ phải tự lập hoàn toàn trong công việc và cuộc sống, cho nên, việc để trẻ tự lập ngay từ khi còn nhỏ chính là chìa khóa giúp con thành công sau này.
Quy tắc 7 phần gần gũi – 3 phần giữ khoảng cách
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Mối quan hệ cha mẹ - con cái là sự gần gũi nhưng nó chỉ nên chiếm 7 phần, 3 phần còn lại chính là phải có khoảng cách, sự riêng tư và tôn trọng lẫn nhau.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ ở bên sẽ có cảm giác an toàn. Khi vào tuổi thiếu niên, có cha mẹ ở bên, trẻ sẽ có cảm giác tự tin, không phải lo cơm ăn áo mặc. Khi bước vào tuổi thanh niên, có cha mẹ ở bên, trẻ sẽ trở nên vô tư, không lo nghĩ.
Tuy nhiên, khi con đến tuổi trưởng thành, có thể tự lập, có cách đối nhân xử thế riêng thì cha mẹ cũng nên học cách lùi xa con ra, giữ một khoảng cách nhất định, dành lại không gian riêng cho con, để con tự quyết định vận mệnh của mình.
Chăm lo 7 phần, trừ 3 phần khoảng cách để con tự tiến thân, tự phát triển, tự quyết định. Cha mẹ làm được như vậy thì đến khi con trưởng thành con hoàn toàn có thể tự giải quyết được các vấn đề của mình, khi không còn cha mẹ bên cạnh, đây là cách sống thực tế.
Quy tắc 7 phần hòa hợp, 3 phần bất động
Trong quá trình nuôi con khó tránh khỏi những lúc bất đồng chính kiến, tranh luận, cãi vã,… Vậy nên chỉ cần giữ 7 phần hòa hợp, thì 3 phần bất đồng cũng là chuyện bình thường.
Là cha mẹ, hãy cố gắng không nói với con cái bằng giọng điệu ra lệnh. Bởi vì trẻ em ngày nay có khả năng tư duy và hành vi độc lập tương đối mạnh mẽ, nên các bậc cha mẹ cũng nên lắng nghe một số gợi ý có ý nghĩa từ trẻ nhỏ vào những thời điểm thích hợp.
Là con cái, chúng ta cũng nên ủng hộ và thấu hiểu cha mẹ mình. Vì cha mẹ là điểm tựa của con cái, trẻ nhỏ cần chăm sóc từ miếng cơm ăn, áo mặc, nhà ở, phương tiện đi lại cho đến chuyện học hành. Nhất là khi con còn nhỏ, rất cần tình yêu thương của cha mẹ để lớn lên.
Khi xử lý mối quan hệ cha mẹ - con cái, nắm vững một số phương pháp đúng đắn và hòa hợp với nhau theo cách 7 phần hòa hợp, 3 phần bất đồng có thể làm cho mối quan hệ trở nên thân thiết và hài hòa hơn.
Tags:
quy tắc nuôi con 7-3
Tin cùng chuyên mục