Vì sao khói hương gây cay mắt, khó thở, chóng mặt?
Hóa chất vòng thơm từ khói hương độc hại, khi phát tán gây cay mắt, khó chịu thậm chí có thể bẻ gãy cấu trúc tế bào, gây hại bộ gene nếu tiếp xúc lâu dài.
Thắp hương được xem là nghi lễ truyền thống của người Việt Nam. Trước đây, hương được tạo ra với nguyên liệu chủ yếu là trầm. Ngày nay, do sự ưa chuộng loại hương khi thắp lên có hình dạng cuốn cong và nhiều loại hương thơm khác nhau, một số nhà sản xuất đã tẩm một số hóa chất như axit phosphoric, benzene,… vào tăm hương. Khi bị đốt cháy, chúng sẽ theo khói bay lên có thể gây ra các tác hại cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia hóa học, mùi hương từ nhang được tạo thành từ các hợp chất vòng benzene. Hiện nay, việc cạnh tranh thị trường và nhu cầu thị hiếu ngày càng cao, một số nhà sản xuất đã tẩm các loại hóa chất như trên để lưu giữ mùi hương lâu. Tuy nhiên, vòng thơm này khi phát tán có thể bẻ gãy cấu trúc tế bào, gây hại bộ gene (nguyên nhân gây ung thư) do tiếp xúc lâu dài.
Khói nhang có thể gây tình trạng viêm phổi.
Khi đốt cháy, hóa chất này theo khói có thể gây kích ứng mũi, mắt, cổ họng, da, gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kích thích đường hô hấp (khởi phát cơn hen, nặng hơn các bệnh lý hô hấp đang có). Ngoài ra, một số bài báo về môi trường cho thấy khói hương có thể là một chất gây ô nhiễm môi trường không khí, dẫn tới tình trạng viêm phổi.
Hương khi thắp có tàn trắng như tuyết, thực ra được làm bằng bột đá vôi (CaCO3) trộn với mùn cưa. Đá vôi thường có chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân gây hại gan, thận, hô hấp, tim mạch khi tiếp xúc lâu ngày.
Các chọn loại hương và thắp hương an toàn:
- Để an toàn và bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên lựa chọn các loại hương làm từ thảo mộc như gỗ, rễ, lá,… khi đốt sẽ ít khói, có mùi thơm nhẹ tự nhiên.
- Loại hương làm từ thảo mộc sẽ có màu vàng sậm tự nhiên, mùi nhẹ dịu khi mở ra, không nên lựa chọn loại hương có màu vàng óng ánh, đặc biệt là không nên lựa chọn những loại được quảng cáo lưu hương lâu.
- Không nên thắp quá nhiều và liên tục trong phòng kín.
- Nên mở cửa thông thoáng khi thắp hương, đặc biệt ở gia đình có người già, trẻ nhỏ hoặc người mắc bệnh mạn tính đường hô hấp.
- Khi có dấu hiệu cay mắt, khó thở, chóng mặt, buồn nôn thì cần ra khỏi khu vực đó và nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí.
- Không cắm nhang gần mâm cỗ hoặc trực tiếp vào đồ ăn vì tàn hương có thể lẫn vào gây ngộ độc.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh NhưBệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3
8.000 người Anh nhận tin nhắn ‘bị ung thư phổi ác tính’ dù không bị bệnhCơ sở y tế định nhắn tin chúc mừng Giáng sinh nhưng gửi nhầm thông báo "ung thư phổi ác tính" cho khoảng 8.000 người.
Bình luận
Tags:hương khói
tái hại của nhang
khói hương hại như thế nào
Q&A
Tin cùng chuyên mục