16/05/2023 11:41

Hà Nội dự kiến tăng học phí 2

 

Trong dự thảo nghị quyết về học phí năm học 2023 - 2024, các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn Hà Nội được chia thành 3 khu vực: thành thị, nông thôn, dân tộc thiểu số.

Với học sinh vùng thành thị mức đóng 300.000 đồng/tháng, vùng nông thôn 100.000 - 200.000 đồng, vùng dân tộc thiểu số 50.000 - 100.000 đồng. Mức này bằng với học phí năm 2022 và tăng gần 2 lần so với năm 2021.

Hà Nội dự kiến tăng học phí 2

Năm 2022, Hà Nội quyết định tăng học phí theo Nghị định 81, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch COVID-19, thành phố đã chi hơn 1.100 tỷ đồng để cấp bù phần chênh lệch tăng so với năm 2021 và hỗ trợ 50% học phí. Do đó, số tiền thực đóng của phụ huynh năm 2022 không tăng so với 2021.

Tuy nhiên từ năm học 2023 - 2024, Hà Nội dự kiến không hỗ trợ chênh lệch như năm học trước. Do đó, phụ huynh sẽ phải đóng nhiều tiền hơn từ 2 - 4 lần.

Cụ thể, ở khu vực thành thị, mức học phí với học sinh mầm non, THCS tăng gần 2 lần, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng/tháng. Ở xã miền núi, học sinh THPT đóng 100.000 đồng/tháng, tăng hơn 4 lần so với mức cũ - 19.000 đồng/tháng, còn bậc mầm non, THCS có mức đóng tăng hơn 2 lần, từ 24.000 đồng lên 50.000 đồng.

Hà Nội cũng dự thảo về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao, không thay đổi so với năm ngoái (đơn giá: triệu đồng/tháng)

Hà Nội sẽ lấy ý kiến dự thảo nghị quyết về học phí năm học 2023 - 2024 từ ngày 15/5, dự kiến trình Hội đồng nhân dân thành phố vào tháng 7 tới.

Tại cuộc họp về vấn đề học phí và sách giáo khoa cho năm học mới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 81 của Chính phủ ban hành năm 2021.

Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ cần đánh giá căn cơ, tổng thể, toàn diện để đề xuất chính sách, lộ trình thu học phí đối giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Đồng thời, cần nghiên cứu cấp bù cho phần học phí tăng thêm của mầm non, phổ thông công lập với các nhóm đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế; bảo đảm chế độ, chính sách, thu nhập cho đội ngũ giáo viên tại các khu vực vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Tags:

học phí

Nghị định 81

năm học

miền núi

thành thị

mầm non

dân tộc thiểu số

Trần Hồng Hà

dự kiến

phổ thông

trường công lập

dự thảo

đơn giá

học sinh

hội đồng nhân dân thành phố

trung học cơ sở

Năm 2022

tr

Tin cùng chuyên mục

Mẹ đẻ H'Hen Niê hiếm hoi lộ diện sau khi con gái kết hôn

GĐXH - Mẹ đẻ của H'Hen Niê xuất hiện cùng con gái mới đây đã gây chú ý vì diện áo dài truyền thống thay vì trang phục truyền thống Ê đê như mọi lần.


Á hậu Lê Phương Thảo bị tố mập mờ chuyện học ở Đại học Harvard

Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022 - Lê Phương Thảo - gây ồn ào sau khi khoe thông tin được nhận vào Đại học Harvard. Nhiều người cho biết cô chỉ đang theo học tại một trong 12 trường cấp bằng của Đại học Harvard.


Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M

Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M-TP, Isaac, Hoàng Dũng, Orange “cháy vé”



Cuộc gặp gỡ định mệnh của cặp đôi phi công Việt

Một trong những câu chuyện đẹp ấy là cặp đôi phi công của Vietnam Airlines Đỗ Minh Đức (sinh năm 1988) và Ngô Gia Hân (sinh năm 1998). Họ đã cùng nhau viết nên hành trình yêu thương, cùng nhau chia sẻ niềm đam mê với bầu trời và những chuyến bay.


Hoa hậu Đại sứ doanh nhân toàn năng Châu Á Phạm Thị Cúc: Tình yêu khiến ai cũng phải trẻ lại

Ai cũng biết cặp doanh nhân nổi tiếng xứ Thanh Phạm Thị Cúc và ông chủ của thương hiệu Vàng bạc đá quý Quang Hiểu đã hạnh phúc bên nhau gần 3 thập kỷ. Cuộc sống có những lúc thăng trầm, cũng có khi mệt mỏi, nhưng điều còn đọng lại là những thấu hiểu, trân trọng và nâng niu lẫn nhau.


Bí quyết sống chung với mẹ chồng

Sau khi kết hôn, tôi chuyển đến căn hộ chúng tôi đã thuê và trang bị nội thất. Chồng tôi và mẹ anh đã sống ở đó 3 tháng trước khi tôi về. Tôi đã lường trước những khó khăn ban đầu nhưng vẫn nghĩ rằng chúng tôi sẽ sống vui vẻ như 3 người trưởng thành. Tôi không biết niềm tin của mình sắp bị thử thách.