Kết hôn có lợi gì, câu trả lời tiết lộ 3 sự thật về hôn nhân
Đầu tiên, ống kính máy quay hướng đến những người đàn ông. Đại đa số họ đều mỉm cười và lần lượt trả lời như sau: “Kết hôn khẳng định có lợi rồi”; “Về nhà là đã có cơm ăn, món ăn cũng nóng. Có chuyện gì còn có thêm người cùng suy nghĩ biện pháp giải quyết. Còn có người nói chuyện tâm sự”; “Có lợi chứ! một người luôn lẻ loi, cô đơn, mọi thứ đều phải tự lo. Sau khi kết hôn, có người quan tâm, giặt giũ, nấu cơm, lo lắng. Lúc bị bệnh, ít nhất có một người chăm sóc”,…
Với đàn ông, kết hôn là chuyện tốt.
Ảnh minh họa.
Các câu trả lời khác là khá giống nhau. Người vợ sẽ giúp đỡ chồng giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc khi ốm đau. Hơn thế nữa, kết hôn sẽ cho họ đứa con nối dõi tông đường”.
Nhưng điều kỳ lạ là khi bạn hỏi phụ nữ cùng một câu hỏi, điều bạn nhận được hầu hết là:
“Lợi ích gì được nhỉ?…” – Một người phụ nữ hỏi lặp lại, trầm ngâm, giữ im lặng, một sự im lặng mang đầy tâm sự. Cô xoay người vỗ về đứa bé còn đang nằm trong xe đẩy rồi nói: “Tôi thấy câu hỏi khó quá, bạn có thể thay câu khác được không?”
Đối với nhiều phụ nữ, hôn nhân giống như thói quen được duy trì theo quán tính: “Hàng ngày có vô số chuyện vặt vãnh phải lo, làm sao tôi có tâm tư nghĩ đến lợi ích của hôn nhân?”.
Sau khi kết hôn, một người đàn ông có thể tập trung vào việc kiếm tiền bên ngoài, không cần làm việc nhà, ai cũng ghi nhận anh ta có năng lực.
Nhưng là phụ nữ, ra ngoài kiếm tiền sẽ bị chỉ trích là không quan tâm đến công việc nhà mà ở nhà làm các công việc nhà sẽ bị ghét bỏ vì lý do không có năng lực tự lo cho bản thân.
Tuy nhiên, một vài cuộc phỏng vấn như vậy không thể khái quát đầy đủ mọi khía cạnh của các cuộc hôn nhân. Trong hôn nhân, không phải hễ là phụ nữ thì sẽ phải chịu đựng, còn người đàn ông thì được hưởng phúc. Bao gồm cả sự quan tâm chăm sóc, chắc chắn không phải luôn luôn từ một phía.
Lợi ích hôn nhân chỉ thuộc về một phía
Trong một gia đình, không bao giờ có bất cứ điều gì hoàn toàn có đi có lại. Sẽ có một người phó xuất nhiều hơn người kia, sẽ có người vất vả hơn một chút.
Người nhận được nhiều lợi ích tương đối hài lòng, hưởng thụ tiện nghi do hôn nhân mang lại, có thái độ tích cực. Mặt khác, người chuyên cho sẽ hay phàn nàn, họ tiêu hao giá trị tiền bạc, thời gian và sức lực của bản thân. Trong sự hy sinh liên tục như vậy nên họ có thái độ bi quan.
Vì vậy, làm thế nào để chúng ta đảo ngược tình trạng này? Hay nói cách khác: Làm thế nào để chúng ta tối đa hóa lợi ích của hôn nhân để cả hai người đều được hưởng những lợi ích?
Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia về tình cảm, hôn nhân gia đình đã đưa ra các lời khuyên. Khi yêu, các cô gái có thể tìm một người đẹp trai, ăn nói ngọt ngào, lãng mạn, thậm chí đối xử tốt với bạn, đáp ứng bạn tất cả miễn là bạn thích. Nhưng một khi bạn kết hôn, hãy dẹp tất cả chúng sang một bên để tập trung vào con người bên trong của đối phương. Ít nhất, anh ta phải là một “chàng trai tốt”.
Ảnh minh họa. Người đàn ông tốt là ai?
Vấn đề không phải là anh ta có bao nhiêu tiền hay gia đình anh ta tốt như thế nào, mà nó phụ thuộc vào quan điểm sống, tinh thần trách nhiệm và nhân cách.
Một người đàn ông tốt, cho dù trải qua năm tháng với những biến cố cuộc đời, sự “tốt” cũng khó mất đi. Ngược lại, nếu anh ta không đủ “tốt”, tình cảm ban đầu dẫu thắm thiết cũng dần vương vãi không còn lại bao nhiêu.
Tinh thần trách nhiệm, lòng bao dung và sự kiềm chế vững vàng sẽ khiến một người đàn ông coi trọng mối quan hệ của hai bạn và đối xử tốt với gia đình mà bạn đã cùng anh ấy tạo dựng. Thậm chí ngay cả khi bạn trở nên tồi tệ đến mức cuộc hôn nhân đổ vỡ, anh ta cũng sẽ đàng hoàng rời đi, để hai người không bị bầm dập khắp người, không bị thiên hạ có thứ đem ra cười nhạo.
Phụ nữ nhất định phải tìm một người đàn ông tử tế làm chồng bởi vì trong nhiều gia đình, một lúc nào đó người phụ nữ sẽ luôn ở thế yếu. Đặc biệt là trong quá trình nuôi dạy con cái.
Đối với đàn ông, sinh con có thể gói gọn trong bốn chữ “nối dõi tông đường”. Nhưng đối với phụ nữ, đó là nỗi khổ thực sự của việc mang thai, thậm chí sinh khó phải mổ. Tất nhiên, chúng ta đều thừa nhận rằng, vấn đề “sinh nở” nên là niềm vui và trên thực tế nó mang lại cho nhiều người sự kỳ vọng, niềm tin và hạnh phúc.
Nhưng đồng thời, chúng ta không nên bỏ qua sự vất vả và đau đớn của người phụ nữ trong quá trình này. Vậy chúng ta sẽ dùng điều gì để nói với phụ nữ về lợi ích của hôn nhân, lợi ích của việc sinh con? Bằng hình thức “hãy suy nghĩ tích cực” thì dĩ nhiên là không thể được. Khi thể xác chịu đau đớn, tổn hại thì thần tích cực cũng không giúp thuyên giảm bớt được. Hơn nữa, việc có thêm một thành viên phụ thuộc vào tình yêu thương thấm đẫm trong những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Dựa vào trách nhiệm của bản thân và trách nhiệm của người chồng.
Một người phụ nữ đang trên bờ vực sụp đổ nói chuyện điện thoại với chồng: “Em quá mệt mỏi, chán nản. Tiền ư, em không làm ra tiền. Con cái ư, con cái em cũng không lo nổi. Em thật sự cảm thấy rất mệt mỏi”.
Qua điện thoại, anh chồng vội khẳng định những việc vợ anh đã và đang làm là rất tuyệt vời chứ không hề vô ích như cô nói. Anh nói: “Đừng quá khích, anh không muốn mất em đâu. Anh sẽ cố gắng hết sức để em thỏa mãn bất cứ thứ gì em muốn. Em không kiếm tiền cũng không sao, kiếm tiền là việc đàn ông nên làm. Còn con, anh cũng cố gắng nuôi, cùng em chăm sóc cho con. Sức người có hạn, em đừng cố quá, cũng đừng lo”.
Rồi anh hướng vợ nghĩ nhiều hơn về những gì mình đã có, thay vì buồn vì những gì mình không có được: “Bây giờ gia đình chúng ta khá giả hơn rất nhiều gia đình khác. Anh còn có xe riêng, hơn rất nhiều người, em phải suy nghĩ như vậy.” Cuối cùng, anh hứa với vợ: “Anh sẽ về ôm em sau”.
Đây là một người đàn ông thực sự ổn định về mặt cảm xúc. Khi đối tác của anh mất kiểm soát, anh không dùng đạo đức để thuyết giáo, anh cũng không dùng câu nói đả lại kiểu như: “Tôi đi làm kiếm tiền còn mệt mỏi hơn cô, vì vậy đừng có phàn nàn”. Thay vào đó, anh đã dành cho cô ấy sự khẳng định, hỗ trợ và an ủi tuyệt vời.
Ảnh minh họa. Cả hai vợ chồng giúp đỡ lẫn nhau
Đối với phụ nữ, họ phải sinh con, làm việc và đối mặt với những cảm xúc tiêu cực;
Đối với đàn ông, họ phải đi làm, nuôi sống gia đình và cân bằng những mâu thuẫn về mọi mặt trong gia đình.
Gia đình lúc này đã trở thành nơi trú ẩn an toàn quan trọng nhất trong cuộc sống. Hãy để chúng ta được chữa lành, nạp năng lượng, an ủi và hỗ trợ.
Điều giữ một gia đình đầm ấm không phải là sự kích thích của hormone khi tình yêu đến, cũng không phải là sự bất lực của một người vượt qua mọi sóng gió trong khi người kia đứng nhàn tản bên cạnh. Đó là sự hợp tác và thấu hiểu của hai người, và là cả hai người luôn cùng nhau đối phó với những sóng gió tiếp theo. Đó là sự tin tưởng và bình tĩnh khi cùng nhau đối mặt với thăng trầm của cuộc sống.
-> Cố tình có thai để ép cưới: Cú lừa nhân danh tình yêuT. Linh
Tags:kết hôn có lợi gì
hôn nhân hạnh phúc
câu chuyện hôn nhân
hôn nhân cay đắng
ket hon co loi gi
hon nhan hanh phuc
cau chuyen hon nhan
hon nhan cay dang
Tin cùng chuyên mục