Ký hợp đồng lao động online có hợp pháp?
Ông Phạm Minh Đức ở phường Hùng Vương, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hỏi: Tôi ở Vĩnh Phúc trong đợt dịch Covid - 19 vừa rồi tôi có ký hợp đồng lao động online với một công ty A ở Hà Nội và làm việc online. Vậy xin hỏi quý báo, trường hợp tôi ký hợp đồng lao động online như vậy có hợp pháp không?
Luật sư Nguyễn Công Tín. (Ảnh: FDVN).
Luật sư Nguyễn Công Tín, Công ty Luật FDVN, tư vấn trả lời như sau:
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
"Điều 13. Hợp đồng lao động1.Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.2.Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động."
Theo Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
"Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động1.Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.2.Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."
Theo quy định trên thì khi hai bên có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được coi là hợp đồng lao động. Căn cứ khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Tiếp đó, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tại Điều 33 về hợp đồng điện tử; Điều 34 về Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử và Điều 13 về thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc cụ thể như sau:
"Điều 33. Hợp đồng điện tửHợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tửGiá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.""Điều 13. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốcThông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:1.Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;2.Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết."
Do đó, pháp luật quy định rất cụ thể về việc người sử dụng lao động và người lao động được giao kết hợp đồng điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu qua đó thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử và thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc.
Cho nên, trong trường hợp ông ký hợp đồng lao động điện tử với công ty A ở Hà Nội hoàn toàn hợp pháp, được đảm bảo về quyền và nghĩa vụ theo pháp luật về lao động và hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Tags:Đọc báo
báo điện tử dantri
Tin cùng chuyên mục