03/07/2023 12:41

Thường xuyên tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Tình trạng tê bì chân tay thường khởi phát nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, chân, cảm giác như bị tiêm chích. Các triệu chứng này có thể nặng thêm và kéo dài, đồng thời đau tê bì sẽ lan rộng dọc cánh tay, bàn chân gây ảnh hưởng đến cử động cho người bệnh. Triệu chứng tê bì chân tay có thể xuất hiện ở các ngón chân, bàn chân, tay, cánh tay, bả vai, đùi, mông, vùng thắt lưng...

Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, nhiều khi mất đi cảm giác, có lúc lại đau đớn tùy vào tình trạng cụ thể của từng người. Cũng tùy nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay mà người bệnh có các dấu hiệu đi kèm như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dọc đường dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thậm chí, người bệnh có thể bị liệt vận động, với các biểu hiện như ăn nhiều nhưng sụt cân nhiều...

Thường xuyên tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Thường xuyên tê bì chân tay thường do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tê bì chân tay thường xuyên là ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý cộng thêm áp lực cuộc sống...

Bên cạnh đó, tê bì chân tay thường xuyên còn xuất hiện trong một số trường hợp sau:

Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ

Ở những tháng cuối của thai kỳ, người phụ nữ thường bị tê bì chân tay. Nguyên nhân của tình trạng này đó là do thai nhi phát triển gây ra sự chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh. Điều đó khiến máu lưu thông kém hơn và các bộ phận ở xa như chân tay thường sẽ bị tê bì.

Chính vì thế, khi phụ nữ mang thai ngồi hoặc nằm lâu ở một tư thế sẽ khiến tay chân bị tê. Các động tác như ngồi xổm hoặc đứng lâu cũng khiến tay chân người phụ nữ cảm thấy khó chịu, tê cứng.

Thường xuyên tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm

Theo các nghiên cứu có đến 80% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có triệu chứng tê bì chân tay. Cụ thể là ở những triệu chứng như đau nhức, tê cứng vùng đùi, bắp chân và bắp tay, tê bì đầu ngón chân, tay.

Nguyên nhân chính của hiện tượng tê cứng chân tay là do chất nhầy ở đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí của nó và chèn vào các dây thần kinh cột sống khiến chân tay bị tê bì liên tục. Tình trạng này nếu không được điều trị dứt điểm có thể xuất hiện những diễn biến xấu gây ra teo cơ hoặc bại liệt toàn thân.

Đau dây thần kinh tọa

Nếu bạn đang thắc mắc hay bị tê chân là bệnh gì thì câu trả lời có thể là bệnh đau dây thần kinh tọa. Do các nguyên nhân: thoát vị đĩa đệm, một số bệnh lý cột sống (như hẹp ống sống, trật đốt sống,..), do thói quen xấu, vận động không hợp lý gây chèn ép vào dây thần kinh tọa, bạn có thể bị tê, đau từ thắt lưng xuống mông, đùi và cả bắp chân.

Vị trí nào bị chèn ép nhiều thì cơn đau nhức và tê bì càng nghiêm trọng. Bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày nên bạn cần phải đi khám và điều trị sớm nếu có dấu hiệu thường xuyên bị tê đau chân, bắp đùi lâu ngày không thuyên giảm.

Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép

Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông dẫn đến tê bì chân tay. Các tư thế đứng ngồi, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi liên tục... là các nguyên nhân dẫn đến tê chức chân tay thường xuyên.Một số trường hợp tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, đặc biệt khi chuyển mùa, trời lạnh, gây rối loạn cảm giác.

Thay đổi thời tiết

Rất nhiều người gặp phải hiện tượng tê bì tay chân khi thời tiết thay đổi. Khi chuyển mùa hoặc khi trời trở lạnh, cảm giác tê nhức ở chân tay và cơ thể sẽ rõ rệt hơn rất nhiều và có thể khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác.

Tác dụng phụ của thuốc

Hiện tượng tê bì chân tay có thể xảy ra khi sử dụng một số loại thuốc. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng mất đi khi ngừng uống thuốc hoặc thuốc hết tác dụng phụ.

Một số loại thuốc gây tác dụng phụ tê bì chân tay.

Người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng tê nhức chân tay do biến chứng của bệnh.

Biện pháp để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay thường xuyên như:

Tăng cường vận đồng cơ thể, tập thể dục thường xuyên.

Chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các vi chất.

Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, không vận động...

Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.

Bỏ thuốc lá.

Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.

Đặc biệt đối với các đối tượng như người bị bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai, người bệnh tim mạch... cần lưu ý khám sức khỏe ngay khi có triệu chứng tê bì chân tay thường xuyên.

6 loại cây đánh bại chứng mất ngủ, đặt trong nhà lợi đủ đườngQuy tắc ngầm khiến các phi tần nhà Thanh buộc phải im lặng khi được hoàng đế thị tẩm

Tags:

tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh gì

Tin cùng chuyên mục