Trẻ bị mẹ mắng vẫn vươn tay đòi ôm ấp vỗ về, vì sao vậy?
Dù trẻ bị cha mẹ đánh rất đau, bị tổn thương trong lòng hay bị oan ức nhưng điều đầu tiên trẻ nghĩ đến là tìm mẹ. Đây là một hành động trong tiềm thức của đứa trẻ, đó là một loại bản tính vì con đã sống trong cơ thể mẹ mấy tháng, cuối cùng mới được sinh ra. Đó chính là sự gắn bó tự nhiên rất khó để người khác thay thế.
Đưa tay ra ôm là biểu hiện của việc trẻ thừa nhận sai
Thông thường, khi bé được sáu tháng tuổi, bé đã có thể có những nhận định sơ bộ về hành vi của mình. Vì vậy, khi chúng bị khiển trách, chúng thực sự biết rằng chúng đã làm sai.
Ảnh minh họa.
Trẻ sơ sinh sẽ học cách lớn lên bằng cách quan sát mọi thứ, từ kinh nghiệm trước đây, chỉ cần trẻ vươn tay ôm lấy mẹ, nét mặt và sắc thái của mẹ sẽ thay đổi và dần dịu đi. Vì vậy, việc bé đưa tay ra ôm là một nỗ lực để nhận được sự tha thứ từ mẹ thông qua ngôn ngữ cơ thể, chúng cho rằng đây là cách tốt để làm hài lòng mẹ và thừa nhận lỗi lầm của mình.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em dưới 10 tuổi thích sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện cảm xúc của mình. Có lẽ, khi lớn hơn, bé sẽ mất dần cảm giác muốn tìm mẹ để ôm.
Con làm vui lòng mẹ
Đứa trẻ có thể đưa tay ra để ôm sau khi bị đánh và mắng trước 6 tuổi, dần dần sau khi đứa trẻ vào tiểu học thì sẽ có ý thức tự chủ và có thể bắt đầu nổi loạn, Sau khi bị đánh và mắng, chúng có thể trốn trong phòng, thậm chí nó sẽ phớt lờ mẹ của mình.
Khi còn nhỏ, đứa trẻ không có quyền tự chủ, vquan trọng hơn, nó biết rằng chỉ có mẹ cho nó ăn uống và nó sẽ không ăn uống gì nếu không có mẹ.
Nếu đứa trẻ nhìn thấy mẹ tức giận thì theo bản năng sẽ cố gắng lấy lòng mẹ, bởi đó là mẹ của chúng.
Đứa trẻ biết an ủi mẹ
Thấy mẹ buồn, con cũng sẽ rất buồn.
Một người mẹ kể về một sự cố giữa cô ấy và đứa con trai ba tuổi. Cậu con trai vô tình làm vỡ một cái bát, người mẹ lúc đó đã rất tức giận và nói với đứa trẻ rằng: “Rõ ràng là mẹ đã nói với con là không được lấy, đợi lát nữa mẹ sẽ lấy! Con nhìn đi, bát này con bưng như thế nào? mà nó bể rồi đó thấy chưa?”.
Lúc đó người mẹ rất tức giận và đánh vào lòng bàn tay con trai mình, sau cái đánh đó, cô ấy cảm thấy rất hối hận, vì cô biết đứa trẻ cũng có ý tốt muốn dọn thức ăn giúp mình nhưng đã lỡ tay làm vỡ. Mặc dù vậy đứa con vẫn tiến đến ôm lấy mẹ và nói: “Mẹ đừng buồn, lần sau con sẽ ngoan ngoãn”.
Ảnh minh họa.
Đứa trẻ sẽ an ủi mẹ trong tiềm thức, bởi vì chúng rất nhạy cảm với những thay đổi trong tâm trạng của người mẹ.
Ba lý do trên khiến các bậc cha mẹ không đành lòng từ chối cái ôm của con. Thực ra, đứa trẻ nào mà không mắc sai lầm, chỉ cần sai lầm đó không gây tổn thương cho bản thân và người khác thì không đáng để cha mẹ phải bận tâm.
Nếu trẻ vô tình làm sai việc gì đó mà chúng ta không hài lòng, thì cha mẹ cũng không nên đánh đòn hoặc mắng con. Bởi vì khi con bạn càng chịu nhiều đòn roi, la mắng lúc nhỏ thì khi lớn lên chúng sẽ càng dễ nổi loạn, vì vậy là cha mẹ, bạn phải thấu hiểu nổi lòng của con mình thì mới có thể giáo dục được chúng.
Cha mẹ phải thấu hiểu con trước rồi mới giáo dục con. Những sai lầm của trẻ em thực sự là cơ hội để trưởng thành. Khi con mắc lỗi, bạn có thể thảo luận với con mình về những hậu quả nghiêm trọng mà lỗi lầm đó sẽ gây ra.
Ví dụ, nếu trẻ làm vỡ bát, cốc, nếu nước nóng bên trong có thể gây bỏng, thì làm sao chúng ta tránh được tình trạng như vậy lần sau, để trẻ dần dần ít mắc lỗi hơn và phát triển tốt hơn.
-> Giáo dục giới tính cho con: Đừng vì ngại mà để con lầm lỡ
T. Linh (Theo Aboluowang)
Tags:trẻ bị mẹ mắng
trẻ mắc lỗi
trẻ đòi được ôm
trẻ đòi mẹ bế
tre bi me mang
tre mac loi
tre doi duoc om
tre doi me be
Tin cùng chuyên mục