Trẻ con không cần nhiều tiền
Là một người cha có năng lực, trong mắt con cái, người đó phải là tấm gương học tập, là bến đỗ an toàn, chỗ dựa vững chắc cho con cảm giác an toàn, bình yên. Nhưng đáng tiếc là hiện nay rất nhiều người luôn có những hiểu lầm về những ông bố có năng lực.
Trong khu phố nọ, những người hàng xóm đang ngồi bàn tán xôn xao: “Bố của Minh Minh rất có năng lực và kiếm được hàng chục triệu mỗi tháng. Cậu bé lúc nào cũng được đi giày hàng hiệu”.
Một người khác nói: “Bố của Lưu Khang không tốt, ông ấy quá bất tài, thu nhập cũng tầm thường, suốt ngày chỉ biết chơi với con. Người như vậy căn bản chỉ là một đứa trẻ mà thôi, thật vất vả cho mẹ của Lưu Khang, tự nhiên phải chăm 2 đứa trẻ”. Cả nhóm nghe xong bật cười.
Quả thực, bố của Minh Minh khá nổi tiếng trong khu phố vì anh kiếm được nhiều tiền và gia đình khá giả, thậm chí nhiều ao ước có người bố như vậy để chúng có thể mua bất cứ thứ gì chúng muốn.
Tuy nhiên, bản thân Minh Minh lại không thấy như vậy.
Ảnh minh họa.
Bố của Minh Minh tuy rất giàu có nhưng ông dành rất ít thời gian cho con. Nửa tháng ông không ở nhà, không ai được phép quấy rầy khi ông ở nhà. Trong mắt cậu bé, bố luôn bận rộn. Năm ngoái vào ngày sinh nhật, bố cậu bé đã hứa sẽ cùng cậu đến công viên nhưng đến bây giờ điều đó vẫn chưa thành hiện thực.
Thứ Minh Minh nhận được không phải là sự an ủi và thấu hiểu của bố mà là sự mắng mỏ, chỉ trích cậu bé không biết điều gì quan trọng.
“Điều gì quan trọng?”
Trong lòng Minh Minh, điều quan trọng nhất là có bố ở bên mình. Cậu bé thiếu vắng tình yêu của bố trong một thời gian dài, chính vì lý do này mà trái tim cậu bắt đầu trở nên méo mó.
Để thu hút sự chú ý của bố, cậu bé cố tình làm trò nghịch ngợm, cố tình không học hành chăm chỉ, gây rối ở trường, tính tình cũng bắt đầu cáu kỉnh, bắt đầu trở nên kiêu ngạo, độc đoán và nổi loạn,…
So với Minh Minh, Lưu Khang tuy có một người cha bình thường nhưng cậu bé đã trưởng thành rất tốt. Cậu không chỉ đạt điểm cao nhất lớp mà còn có tính cách vui vẻ, biết điều và lịch sự.
Nhiều người hàng xóm thậm chí còn thở dài: “Đáng tiếc đứa con ngoan lại có người bố bất tài như vậy”. Nhưng họ thực sự không biết rằng chính vì có người bố này mới có một Lưu Khang xuất sắc như vậy.
Bố của Lưu Khang là một người bình thường không thể bình thường hơn, công việc bình thường, tiền lương cũng không nhiều, thậm chí chỉ cao hơn mức lương trung bình một chút. Trong mắt người khác, ông là kẻ thất bại, không đủ khả năng nuôi gia đình và chỉ biết chơi với con. Tuy nhiên, trong mắt Lưu Khang, bố là người kiên cường nhất thế giới.
Bố chơi với cậu bé hàng ngày, trò chuyện với cậu khiến cậu luôn vui vẻ.
Bố luôn giúp đỡ cậu giải quyết các vấn đề trong học tập.
Bố luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân, âm thầm chú ý đến sự an toàn, chế độ ăn uống, sự ấm áp và những thay đổi cảm xúc trong cuộc sống của cậu bé.
Dù bố có chuyện gì xảy ra, dù công việc có bận rộn đến đâu, ông vẫn luôn dành thời gian dành cho cậu bé.
Kỳ thực, một người bố như vậy chính là một người bố có năng lực, ông biết nhiệm vụ quan trọng nhất của người cha là gì: không chỉ kiếm tiền mà còn phải là một người cha mẹ có tư cách.
Ảnh minh họa. Thế nào là một ông bố bất tài?
Ở nhà nóng tính, thường mắng con và trách chúng ngu dốt. Kiểu cha mẹ này muốn con mình “tự lo liệu tâm trạng” từ tận đáy lòng mà không thấy rõ mình là cha mẹ phải chăm sóc, lo lắng cho con.
Thường tìm kiếm rắc rối, trút giận lên trẻ, đánh đập, mắng mỏ trẻ. Những ông bố này đều là những “người nội trợ” điển hình, bị đối xử tệ bạc ở bên ngoài, không thể trút được sự hèn nhát nên chỉ có thể về nhà bắt nạt những đứa trẻ chắc chắn yếu hơn mình.
Bỏ bê việc giáo dục trẻ em. Kiểu người này căn bản là người ích kỷ, không ý thức được trách nhiệm của mình là gì.
Muốn trở thành người cha có năng lực phải làm gì?
Có thể giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong gia đình, duy trì mối quan hệ gia đình, tạo môi trường gia đình tốt cho trẻ để trẻ luôn cảm nhận được sự ấm áp, hạnh phúc của gia đình.
Nhận thức được trách nhiệm của mình với tư cách là cha mẹ và biết rằng “giáo dục con cái” là nhiệm vụ quan trọng nhất và “nhu cầu vật chất” và “nhu cầu tinh thần” của trẻ là nhiệm vụ nhánh của việc giáo dục trẻ. Kiếm tiền sẽ không phải là nhiệm vụ duy nhất cần hoàn thành.
Chú ý đến mọi khía cạnh trong quá trình trưởng thành của trẻ và đồng hành cùng trẻ như vui chơi, giao tiếp, lắng nghe tâm sự của trẻ, giúp trẻ giải quyết các vấn đề học tập, bồi dưỡng kiến thức, thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ.
Người cha phải giống như một cái cây lớn, che chở cho con cái mình khi chúng còn nhỏ, để chúng phát triển mạnh mẽ, cuối cùng trưởng thành và có một cuộc sống thành công.
-> Ngược đời, cha mẹ cắm đầu điện thoại nhưng bắt con tắt tivi học bàiThùy Linh
Tags:người bố bất tài
người cha tốt
dành thơi gian cho con
bố kiếm nhiều tiền
nuôi dạy con
nguoi bo bat tai
nguoi cha tot
danh thoi gian cho con
bo kiem nhieu tien
nuoi day con
Tin cùng chuyên mục
Mẹ đẻ H'Hen Niê hiếm hoi lộ diện sau khi con gái kết hôn
GĐXH - Mẹ đẻ của H'Hen Niê xuất hiện cùng con gái mới đây đã gây chú ý vì diện áo dài truyền thống thay vì trang phục truyền thống Ê đê như mọi lần.
Á hậu Lê Phương Thảo bị tố mập mờ chuyện học ở Đại học Harvard
Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2022 - Lê Phương Thảo - gây ồn ào sau khi khoe thông tin được nhận vào Đại học Harvard. Nhiều người cho biết cô chỉ đang theo học tại một trong 12 trường cấp bằng của Đại học Harvard.
Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M
Chỉ 3 tiếng mở bán, show diễn của Sơn Tùng M-TP, Isaac, Hoàng Dũng, Orange “cháy vé”
Cuộc gặp gỡ định mệnh của cặp đôi phi công Việt
Một trong những câu chuyện đẹp ấy là cặp đôi phi công của Vietnam Airlines Đỗ Minh Đức (sinh năm 1988) và Ngô Gia Hân (sinh năm 1998). Họ đã cùng nhau viết nên hành trình yêu thương, cùng nhau chia sẻ niềm đam mê với bầu trời và những chuyến bay.
Hoa hậu Đại sứ doanh nhân toàn năng Châu Á Phạm Thị Cúc: Tình yêu khiến ai cũng phải trẻ lại
Ai cũng biết cặp doanh nhân nổi tiếng xứ Thanh Phạm Thị Cúc và ông chủ của thương hiệu Vàng bạc đá quý Quang Hiểu đã hạnh phúc bên nhau gần 3 thập kỷ. Cuộc sống có những lúc thăng trầm, cũng có khi mệt mỏi, nhưng điều còn đọng lại là những thấu hiểu, trân trọng và nâng niu lẫn nhau.
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Sau khi kết hôn, tôi chuyển đến căn hộ chúng tôi đã thuê và trang bị nội thất. Chồng tôi và mẹ anh đã sống ở đó 3 tháng trước khi tôi về. Tôi đã lường trước những khó khăn ban đầu nhưng vẫn nghĩ rằng chúng tôi sẽ sống vui vẻ như 3 người trưởng thành. Tôi không biết niềm tin của mình sắp bị thử thách.